Recueils de poèmes -Traduction de contes et nouvelles du Vietnam, du poème national Kim- Vân-Kiều.

20141127

Traduction de poèmes : L'Albatros



L'albatros. Hải Âu

Souvent, pour s'amuser, les hommes d'équipage
Prennent des albatros, vastes oiseaux des mers,
Qui suivent, indolents compagnons de voyage,
Le navire glissant sur les gouffres amers.
A peine les ont-ils déposés sur les planches,
Que ces rois de l'azur, maladroits et honteux,
Laissent piteusement leurs grandes ailes blanches
Comme des avirons traîner à côté d'eux.
Ce voyageur ailé, comme il est gauche et veule!
Lui, naguère si beau, qu'il est comique et laid!
L'un agace son bec avec un brûle-gueule,
L'autre mime, en boitant, l'infirme qui volait!
Le Poète est semblable au prince des nuées
Qui hante la tempête et se rit de l'archer;
Exilé sur le sol au milieu des huées,
Ses ailes de géant l'empêchent de marcher.
Charles Baudelaire (Les fleurs du mal)

Để đuà chơi, nhiều khi thủy-thủ
Bắt Hải-Âu, chim của Trùng-Dương.
Lững lờ, bát ngát cánh dương,
Theo thuyền, lướt sóng như đương hộ thuyền.
Vưà mới để lên trên sàn gỗ,
"Vua trời xanh" nghiêng đổ, nặng nề.
Cánh dài trắng bỏ lê -thê,
Như chèo buông xõng trăm bề thảm thương.
Đại dực khách! Khi thường đẹp thế!
Nay tội chưa! xấu xí, vụng về!
Điêu, người chọc mỏ ê-chề,
Kẻ đi lặc, diễu thân què, xưa bay!

Thi-Sĩ như "Trời Mây Hoàng Đế ",
Xá chi cung, quen rẽ bao trời.
Trần-gian đầy đọa ngạo cười,
Cánh bằng lớn quá, đường đời khôn đi.

16/9/53
X.V.(thơ dịch)



20120305

Petit poème sur le Champa


Tháp chàm
Xa xa nổi bóng Tháp chuà Chàm
Một trái thông nâu giữa núi Lam
Dấu tích dân Hời còn khóc đó
Bâng khuâng ngẩng mặt hỏi trời Nam.

Xuân Việt

Trích tập thơ "So tơ "(1940-1942) 


"Telle une pomme de pin perdue au loin dans les montagnes... "
Le poète exprime ici sa mélancolie devant les vestiges du peuple Champa.
Qu'a fait le peuple vietnamien ?


une photo d'un vestige du Champa :
http://www.flickr.com/photos/49503127089@N01/196326/

20091221

La trahison des maîtres. 1972

http://staff.lib.msu.edu/unsworth/genhist/vn/st.htm

Viet Cong/North Vietnam
Nghiêm-Xuân-Viêt. La trahison des maîtres. [S.n. : s.l.], 1972. MAIN DS557.A67 X8 1972

Michigan State University

20091004

Années 1945-46?. Exil en Chine.Mémoires de Trân Trong Kim

Cité dans les mémoires de Trần Trọng Kim.
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=2404&rb=08

Dans le contexte de la guerre:
1946: doit partir en direction de la Chine, par Móng Cái.

Travaille temporairement à Hong Kong comme secrétaire.
Dort sur la terrasse de l'entreprise, pour économiser de l'argent.

A pu envoyer 6000 piastres à son beau-frère Cơ se retrouvant au Yunnan ( Hố Kiều, à la frontière chinoise, en face de Lao Kay au Vietnam), pour qu 'il puisse revenir au Vietnam.


20090824

Mémoires de Trần Trọng Kim (1883-1953)


Cité dans les Mémoires de Trần Trọng Kim:

Le 17-06-1946.
Projet d'aller en Chine, à NanKing

20060331

1946. Bao nam nữ...



Combien de jeunes...

Combien de jeunes gens et de jeunes filles se sont-ils sacrifiés pour leur pays?
Ce poème est dédié à Cương, ancien élève de l'école militaire "Lục Quân Trần Quốc Tuấn" , tombé dans une bataille contre le Viet Minh en 1946 à Yên Bái, Nord Vietnam.



Kính dâng em Cương đã chiến đấu Việt Minh và đã chết oanh liệt tại Yên Bái trong
một trân giao phong với một bọn vô Tổ Quốc, vô Gia Đình, vô Tôn Giáo.

Bao nam nữ, vì NHÂN mà đã chết.
Đây tinh hoa dân Hồng Lạc muôn đời.
Nghe sông núi, tiếng gọi kêu tha thiết
Đoàn Thanh Niên đứng dậy đáp ngay lời.

Đứng dậy ! Đã bao lâu ta chờ đợi.
Máu nổi sôi, ta nén đã bao lần.
Răng ta nghiến để mong chờ cơ hội
Cứu non sông và giải thoát muôn dân.

Đây bao ngực sẵn sàng chờ súng đạn.
Hai tay trơn , ta đánh trả thần công.
Ta cười mỉm, cho đời xem bạo dạn,
Xem mưu cơ và biết chí anh hùng.

Đây oanh liệt, hiến cho Trời, Đất, Nước
Ôi! Trắng trong: hoa huệ trước bàn thờ
Những cây luá, ngả nằm không đếm được ,
Mình Thanh Niên, đây lễ vật đơn sơ.

Ta thành kính dâng quê cha đất tổ
Cả đời ta, như vừng nguyệt đêm rằm.
Ta chỉ tiếc khi xương tàn thịt đổ,
Có một đời , không hiến được hai lần!

Lớp nọ ngã, lớp kia bèn tiếp đến,
Như sóng dồi, trên mặt bể mênh mông.
Ôi! Nước Việt, đau thương và yêu mến!
Các con Ngươi, xót mẹ biết bao chừng!

Ta trả lại cho đồng quê sức mạnh,
Khí anh hùng đọng lại những ngày xanh.
Chỉ lên vút như chim bằng cất cánh,
Bao tinh hoa, sông núi kết nên thành!

Đất mòn mỏi, vì máu hồng tưới dội,
Sẽ hồi xuân và dân tộc tái sinh.
Trong sự chết, ta khơi nguồn sống mới:
Giống Lạc Hồng muôn thuở vẫn tinh anh.

Xuân Việt
Trích tập thơ Tao Phùng, xuất bản năm 1955 tại Sài Gòn.

1948, Souffrances

Nửa đêm chợt tỉnh

Nửa đêm chợt tỉnh dâng dâng lệ
Nào biết vì ai đã phũ phàng.
Thơ yếu mang sao lời ước thệ!
Lỗi nguyền thôi để mình anh mang.
Canh khuya đất khách lòng đau đớn,
Thương nước pha thêm nỗi nhớ em.
Ta muốn quên đi vì nghiã lớn
Mặt ai bừng nổi giữa trời đêm.

Hồng Kông (04.07.48, 2 giờ đêm)
Xuân Việt.


Tên thật là Nghiêm Xuân Việt. Tác giả nhiều tập thơ:
"So tơ ", "Tao phùng", ..
Ông đã dịch Truyền kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ. Bản Truyện Kiều của ông và ông Xuân Phúc (Paul Schneider) cùng dịch đã được nhà xuất bản Gallimard in lại nhiều lần.
---------

Souffrances .
Ce poème a été composé en 1948, pendant l'exil temporaire de l'auteur en Chine. Il se rappelle son épouse laissée au pays et son serment envers sa patrie.


Xuân -Việt , a traduit "Histoires merveilleuses" de Nguyễn Dữ (16e siècle) et "Histoire de Kiều " avec Paul Schneider (Xuân Phúc), plusieurs fois réédité chez Gallimard.

20060310

1949. Nhìn trẻ ngủ

Nhìn trẻ ngủ

Trên giường ngoan, kia con trẻ ngủ,

Nhẹ giao mi, ngấn cổ tay tròn.

Bàn tay ngây dại tí hon,

Sữa trên môi nhỏ hãy còn vương thơm.

Giấc êm ái, đầy cơn mộng đẹp,

Giấc hiền lành, đủ khép mi xinh.

Chập chờn muôn cánh vô hình,

Hay lòng mẹ thức bên mình ru con.

Dưới làn da, trào nguồn sinh lực,

Khí linh thiêng nhập ngực đều đều.

Hào quang vầng trán nhẹ treo,

Chào mừng tia nắng nhẹ reo bên ngoài.

Con mới đến , mà trời đất Việt,

Đã từ lâu tha thiết mong con.


Ông cha hồn khuất sau non,

Vẫn riêng nặng một lòng son giống nòi .

Bỗng giật mình bồi hồi nghĩ ngợi,


Bao khổ đau chờ đợi thân con.

Non sông ngày một hao mòn,

Rồi ra nòi giống biết còn được chăng .

Con có biết, lưới giăng gươm dáo,

Bao vây ta kín đáo khép dần.

Nhưng cha, mắt mở rộng tầm,

Tay không chưa đã chịu phần chết đâu.

Nước chờ đợi , mai sau khôn lớn,

Nghĩ đến cha, đau đớn con ơi ,

Cha còn giầy đạp chông gai,

Để dành phần sống trên đời cho con.

So tơ (1949)

1949, Thuong vay

Poème pour une veuve 
......................................

Thương vay

Con tàu đi ngựợc vưà dừng,
Một người thiếu phụ cho lòng ta đau.
Vành sô chít tóc thảm sầu,
Khăn tay cắn chặt rơi châu đầm đầm.
Lòng còn tê tái thương thầm,
Con tàu đã vội chuyển dần bánh xe.

Người ơi ! Không hợp mà chia.
Tầu dần dần cách lòng se se dần.
Người đi muôn dậm một thân,
Ta về, hồn nặng trăm phần thương vay.
Người đau ta xót lắm thay,
Mà lòng chẳng hiểu mảy may sự lòng.
Người đau ta cũng đau cùng,
Đau thì đau vậy lạ lùng biết sao.
Đau người ta cúi đầu chào,
Lòng còn thổn thức thương bao đàn bà.
Đường đời gió táp mưa sa,
Thân hoa mang một hồn hoa tơi bời.
Thương vui đều ở tay người,
Chồng con lại nặng một đời yèu thương.
Một lòng nghìn nỗi vấn vương,
Một thân yếu ớt trăm đường xót xa…

Con tầu ly biệt đã xa,
Theo người còn gừi lòng ta ngùi ngùi.


So tơ (1949)

photo

1945: Kêu cứu đói (Famine de 1945, appel aux compatriotes)





Nước Việt-Nam bao nhiêu đau khổ
Người Việt-Nam đã rõ hay chưa ?
Nam-Kỳ thóc gạo đốt lò,
Bắc Trung chết đói đã già trăm muôn .

Chết vì nỗi đói cơm rách áo,
Chết vì chưng hèn yếu cô đơn.
Nơi nơi xác chết dơ xương,
Bụi bờ ngày nắng đêm sương dãi dầu.
May che mặt, được tàu lá chuối,
Người thương tâm thắp vội nén hương.
Còn bao nhiêu kẻ chết đường,
Thảm thay, ai biết đoái thương chỗ nào !
Khắp các chợ, kẻ gào khóc mẹ,
Mẹ bỏ con, không thể nuôi con.
Thương con như nước trong nguồn,
Thế cùng, đứt ruột bỏ con ! Hỡi trời !
Đành lià con, có sống đâu !
Chung quanh, cùng khổ như nhau,
Mình còn chết đói, gạo đâu cứu người !
Lại có nơi mẹ chôn con bé,
Nó chấp tay lạy mẹ xin tha .
Sinh con, khúc ruột rứt ra,
Bởi chưng nạn đói, khóc mà chôn con !

Sao xiết kể nguồn cơn thảm thiết,
Cứu ! Cứu mau, mới thiệt thương nòi.


…………………………….
Trông con ta, nghĩ đến con người.
Tiền quyên đổi lấy phúc trời
Bắc Nam cùng một giống nòi ! Cứu nhau !


……………………………….


Ngày ngày ta nuốt miếng cơm,
Tưởng người, cơm mắc ở ngang họng này !
Cho ! Cho nữa, cho ngay kẻo muộn,
Cho ! Cho thêm ! …………………..


……………………………


Cho bạc vàng , còn lo chưa đủ,
Nỗi đau chung, xin rỏ lệ chung.
Thuyền lương vượt bể chập chùng,
Mang về Trời Bắc chút lòng xót thương.


  • Bài này đăng hồi tháng tư 1945 ở báo Dân-Thanh Sàigòn. Thư ký toà soạn tự ý đổi đi vài câu, không hỏi tác giả. Bài này có in ở đầu cuốn So Tơ ( In lần đầu tại Sàigòn , mà thất lạc vì chiến- tranh). Nay tác giả cố nhớ để ghi một việc quốc dân nên không bao giờ quên. Song nhớ còn thiếu sót, xin độc giả lượng cho.


Xuân Việt.


(Trích tập thơ Tao Phùng)
1954.